Loading...
Skip to main content

Lượt xem: 271
5.1.1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn

VBQPPL:

- Luật TTHC (Điều 246 và Điều 247)

- Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC

- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Thẩm phán phải xem xét vụ án có đủ các điều kiện sau đây để được giải quyết theo thủ tục rút gọn không:

-  Có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án;

-  Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;

-   Không có đương sự cư trú ở nước ngoài hoặc có đương sự ở nước ngoài nhưng có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.

  Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải được gửi cho VKS cùng cấp (kèm hồ sơ vụ án) và đương sự ngay sau khi ra quyết định.

  Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án (Điều 247 Luật TTHC).

  Tòa án ra quyết định chuyển vụ án từ thủ tục rút gọn sang giải quyết theo thủ tục thông thường khi:

-  Phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;

-  Cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá;

-  Cần phải áp dụng BPKCTT;

-  Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

-  Phát sinh yêu cầu độc lập;

-  Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 246 Luật TTHC.

  Lưu ý: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án khi chuyển từ thủ tục rút gọn sang thủ tục thông thường được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển.

Cập nhật lần cuối: 31/03/2023 14:23:00
<