VBQPPL:
- Luật TTHC (các điều 223, 224, 225 và 232)
- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trong mọi trường hợp người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt lần thứ nhất thì phải hoãn phiên toà.
• Thẩm phán, Thư ký phiên tòa vắng mặt không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 232 Luật TTHC.
• Kiểm sát viên được Viện trưởng VKS cùng cấp phân công tham gia phiên tòa trong trường hợp VKS kháng nghị nếu vắng mặt mà không có Kiểm sát viên thay thế thì phải hoãn phiên tòa theo Điều 224 Luật TTHC.
• Người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
- Nếu người kháng cáo mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt;
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
• Các trường hợp hoãn khác theo quy định tại Điều 232 Luật TTHC.
• Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm (theo mẫu số 44-HC ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP) được thực hiện theo quy định tại Điều 163 Luật TTHC.