VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 153, 169)
- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
- Nghị quyết số 33/2021/QH15
- Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP (Điều 13 và Điều 14)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trước khi khai mạc phiên tòa, Thư ký Tòa án phổ biến nội quy phiên tòa, kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập tham gia phiên tòa, nếu có người vắng mặt thì phải làm rõ lý do (Điều 169 Luật TTHC).
• Sau khi phổ biến nội quy phiên tòa, Thư ký mời HĐXX vào làm việc; yêu cầu mọi người trong phòng đứng dậy khi HĐXX vào phòng xử án (khoản 8 Điều 153 Luật TTHC).
• Chủ tọa phiên tòa yêu cầu mọi người đứng dậy, tuyên bố khai mạc phiên tòa và đọc Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
• Sau khi nghe Thư ký Tòa án báo cáo sự có mặt và lý do vắng mặt của những người tham gia phiên tòa, Chủ tọa phiên tòa kiểm tra căn cước của các đương sự, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ và những người tham gia tố tụng khác (theo quy định tại các điều tương ứng tại Chương IV Luật TTHC).
• Chủ tọa phiên tòa giới thiệu họ, tên thành viên HĐXX, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người phiên dịch xem họ có yêu cầu thay đổi ai không; hỏi những người có quyền về người giám định có vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật TTHC không:
- Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch;
- Xem xét, quyết định việc hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt;
- Xem xét quyết định áp dụng những biện pháp cần thiết để những người làm chứng, đương sự không nghe được lời khai của nhau và tiếp xúc với những người có liên quan.
• Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng (trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên) phải cam kết khai báo đúng sự thật, người giám định, người phiên dịch cam kết cung cấp kết quả giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dung cần phiên dịch; nếu sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
• Đối với phiên tòa trực tuyến, xem tiểu mục 1.3.2 mục 1 Phần thứ hai Sổ tay Thẩm phán.
3.5.2.2. Sự có mặt của người tiến hành tố tụng
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 155 và Điều 156)
- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên HĐXX và Thư ký phiên tòa.
• Thẩm phán, Hội thẩm vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án, nếu không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
• Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
• Kiểm sát viên được Viện trưởng VKS cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa, nếu vắng mặt thì HĐXX vẫn tiến hành xét xử.
• Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi tại phiên tòa hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa xét xử, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết thì người này được tham gia phiên tòa xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên tòa từ đầu.
3.5.2.3. Sự có mặt của người tham gia tố tụng
VBQPPL:
- Luật TTHC (các điều 157, 158, 159, 160, 161 và 168)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trường hợp phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì cần phải thực hiện đúng quy định tại Điều 157 Luật TTHC.
• Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa được tiến hành theo đúng quy định tại Điều 158 Luật TTHC.
• Xét xử trong trường hợp người làm chứng, người giám định, người phiên dịch vắng mặt thì căn cứ vào các điều 159, 160, 161 Luật TTHC.
• Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật TTHC.
3.5.2.4. Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 170)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• HĐXX căn cứ vào các quy định của pháp luật để xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định (Điều 63), người phiên dịch (các điều 45, 46, 47, 50, 51, 63, 64 Luật TTHC).
• Trường hợp có ý kiến về người giám định vi phạm một trong các quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật TTHC, HĐXX phải xem xét; nếu có căn cứ thì quyết định tiến hành giám định lại theo quy định của pháp luật.
3.5.2.5. Giải quyết yêu cầu thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 172, 173, 174)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Chủ tọa phiên tòa hỏi người khởi kiện về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập.
• HĐXX chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
• Trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút.
• Trường hợp người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ yêu cầu độc lập của mình thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành người khởi kiện.
3.5.2.6. Hoãn phiên tòa, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án
VBQPPL:
- Luật TTHC (các điều 141, 143, 162, 163, 164 và 165)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Trong trường hợp HĐXX quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 162 Luật TTHC thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 163 Luật TTHC:
- Thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày (vụ án theo thủ tục rút gọn là 15 ngày), kể từ ngày HĐXX ra quyết định hoãn phiên tòa;
- Quyết định hoãn phiên tòa do Chủ tọa phiên tòa thay mặt HĐXX ký ban hành, Chủ tọa phiên tòa vắng mặt thì Chánh án Tòa án ra quyết định hoãn;
- Quyết định hoãn phiên tòa phải có các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Luật TTHC (mẫu số 18-HC ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP);
- Quyết định hoãn phiên tòa được thông báo ngay cho những người tham gia tố tụng biết, được gửi cho đương sự vắng mặt và VKS cùng cấp;
- Sau khi hoãn phiên tòa, nếu không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian địa điểm ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo cho người tham gia tố tụng và VKS cùng cấp biết thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
• Tại phiên tòa, nếu có một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 141 Luật TTHC thì HĐXX ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án.
• Tại phiên tòa, nếu có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 Luật TTHC thì HĐXX ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
• Trường hợp đương sự xuất trình quyết định hành chính mới mà quyết định hành chính đó liên quan đến quyết định bị khởi kiện và không thuộc thẩm quyền của Tòa án đang xét xử sơ thẩm vụ án thì HĐXX đình chỉ việc xét xử và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền.
3.5.2.7. Thủ tục xét xử vắng mặt người tham gia tố tụng
VBQPPL:
- Luật TTHC (Điều 158)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 158 Luật TTHC.
• Khi xét xử, Chủ tọa phiên tòa thực hiện các công việc:
- Công bố lý do đương sự vắng mặt hoặc đơn của đương sự đề nghị xét xử vắng mặt;
- Công bố tóm tắt nội dung vụ án và tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. HĐXX thảo luận về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án;
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của VKS;
- HĐXX tiến hành nghị án và tuyên án theo quy định của Luật TTHC