Loading...
Skip to main content

Lượt xem: 418
3.2.3. Xác định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm

VBQPPL:

- BLTTHS (Điều 400 và Điều 401)

Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

  Để xác định thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm cần căn cứ vào Điều 400 BLTTHS. Chỉ có Viện trưởng VKSNDTC, Viện trưởng VKS quân sự trung ương, Viện trưởng VKSND cấp cao mới có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

  Để tình tiết của vụ án mới được phát hiện được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì Viện trưởng VKS có thẩm quyền kháng nghị phải ra quyết định xác minh. Chỉ khi kết quả xác minh cho thấy tình tiết này là hoàn toàn mới được phát hiện và nó có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì Viện trưởng VKS có thẩm quyền mới kháng nghị.

  Khi được phân công giúp người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm để xem xét, quyết định việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm ngoài việc cần nắm chắc các công việc và kỹ năng thực hiện tại các điểm 3.2.1 và 3.2.2 tiểu mục 3.2 mục 3 Phần thứ hai này, cần nghiên cứu thực hiện các quy định tại Điều 400 và 401 BLTTHS.

Cập nhật lần cuối: 31/03/2023 10:44:00