8.5. Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân
VBQPPL:
- BLTTHS (Điều 443 và Điều 444)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
· Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ án hình sự về các tội phạm do pháp nhân thực hiện là Tòa án nơi pháp nhân thực hiện tội phạm. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án nơi pháp nhân đó có trụ sở chính hoặc nơi có chi nhánh của pháp nhân đó thực hiện tội phạm.
· Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, GĐT, tái thẩm đối với pháp nhân phạm tội được thực hiện theo thủ tục chung quy định tại Phần thứ tư và Phần thứ sáu của BLTTHS. Phiên tòa xét xử đối với pháp nhân phải có mặt người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, Kiểm sát viên VKS cùng cấp; có mặt bị hại hoặc người đại diện của bị hại.
· Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm do pháp nhân gây ra thì việc xét xử pháp nhân phạm tội phải tuân thủ đầy đủ các quy định của BLHS và BLTTHS.
· Trong quá trình xét xử pháp nhân bị buộc tội, Tòa án có các thẩm quyền sau đây:
- Tòa án ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo (Điều 443) là pháp nhân khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Không có sự việc phạm tội;
+ Hành vi của pháp nhân không cấu thành tội phạm;
+ Hành vi phạm tội của pháp nhân đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
+ Hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được pháp nhân thực hiện tội phạm;
+ Hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.