VBQPPL:
- Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển (các điều 22, 23, 24, 25, 26, 27)
Công việc chính và kỹ năng thực hiện:
• Sau khi nhận được yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và các tài liệu, chứng cứ kèm theo của chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, thuyền trưởng, người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển và những người khác có liên quan có quyền yêu cầu thả tàu biển đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán giải quyết việc thả tàu biển (Điều 24, Điều 25 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển).
• Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu thả tàu biển, Thẩm phán được phân công giải quyết phải xem xét yêu cầu có thuộc một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 22 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển hay không.
• Yêu cầu thả tàu biển thuộc trường hợp chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ thì biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thoả thuận. Trường hợp không có sự thoả thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế, nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển.
• Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu thả tàu biển và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy có căn cứ thì Thẩm phán được phân công phải ra quyết định thả tàu biển; trường hợp trả lại đơn thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu thả tàu biển biết và nêu rõ lý do (Điều 25 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển).