Loading...
Skip to main content

  • VBQPPL:

    - Luật TTHC

    - Luật Cạnh tranh

    - Luật Kiểm toán Nhà nước

    - Luật Bầu cử ĐBQH và ĐBHĐND

    - Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP

    Công việc chính và kỹ năng thực hiện:

      Trong vụ án hành chính luôn có một bên (bên bị kiện) là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại (luôn liên quan đến việc thi hành công vụ).

      Khi xác định người bị kiện cần phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó là thuộc cá nhân hay cơ quan nhà nước, tổ chức. Khi là cá nhân thì không phải họ và tên một người cụ thể mà là người có chức vụ, chức danh cụ thể có thẩm quyền giải quyết vụ việc cụ thể đó (ví dụ: Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Công an phường...).

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được Chánh án phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định được nêu tại khoản 3 Điều 121 Luật TTHC.

    -  Nếu đơn khởi kiện không có đủ các nội dung được quy định tại Điều 118 Luật TTHC thì thông báo bằng văn bản và nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án;

    -  Xem xét người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không:

    +  Chỉ có cơ quan, tổ chức, cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định kỷ luật buộc thôi việc mới có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (Điều 5 và khoản 1 Điều 115 Luật TTHC);

    +  Chỉ có tổ chức, cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó (khoản 2 Điều 115 Luật TTHC);

    +  Chỉ có tổ chức, cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước (khoản 7 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước);

    +  Chỉ có cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó (khoản 3 Điều 115 Luật TTHC);

    +  Quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu họ không có người khởi kiện thì VKS kiến nghị UBND cấp xã nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó (khoản 3 Điều 25 Luật TTHC);

      Xác định thẩm quyền:

    -  Theo loại việc, nếu không thuộc thẩm quyền thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện (Điều 30 Luật TTHC);

    -  Lưu ý:

    +  Ngoại trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ ban hành tại Nghị định số 49/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012, các quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

    +  Ngoài giải quyết khiếu kiện hành chính, Tòa án còn có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi th¬ường thiệt hại khi người khởi kiện cho rằng thiệt hại này là do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh gây ra.

    -  Xác định thẩm quyền theo cấp xét xử căn cứ vào Điều 31, 32 Luật TTHC;

    -  Xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện quy định tại Điều 33 Luật TTHC;

    -  Chuyển vụ án cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền quy định tại Điều 34 Luật TTHC;

      Xem xét sự việc có đơn khởi kiện đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hay chưa để trả lại đơn khởi kiện, nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

      Khi trả lại đơn khởi kiện Thẩm phán phải có Thông báo trả lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo (mẫu số 03-HC ban hành kèm theo Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐTP) trong đó ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện.

      Gửi ngay Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho VKS cùng cấp.

      Sao lại Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đã trả lại cho người khởi kiện và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.

      Lưu ý: Trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện, Thẩm phán phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết như quy định tại Điều 33 Luật TTHC.

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM - SỔ TAY THẨM PHÁN

Truy cập trong ngày:

Tổng số lượng truy cập:

Địa chỉ: 48 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.39363528 • Fax : 04.39363528
Email: banbientap@toaan.gov.vn, sotaythuky@toaan.gov.vn
Trưởng Ban biên tập: Ông Ngô Tiến Hùng - Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao.

Giấy phép cung cấp thông tin trên Internet số 184/GP-TTĐT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử TANDTC (www.toaan.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.
Bản quyền thuộc Tòa án nhân dân tối cao.

ácdscv